Cộng đồng dân tộc đồng bào người Khmer ở vùng Nam Bộ nước ta hiện nay đã có hơn 1,3 triệu người sinh sống. Họ chú yếu tập trung ở những tỉnh ở khu vực miền Tây Nam Bộ là chính. Nhiều nhất là các tỉnh Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang,.. Chính nhờ sự góp mặt của dân tộc đồng bào người Khmer đã giúp tạo nên cho khu vực tỉnh thành nói riêng hay nước ta có được một di sản văn hóa thật sự vô giá.
Từ những phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật, trang phục cổ truyền, những lối kiến trúc độc đáo,.. Và nổi bật là văn hóa tín ngưỡng người Khmer chứa đựng nhiều nét bản sắc rất riêng biệt với nhiều nghi lễ, lễ hội cầu kỳ đẹp mắt, sống động đã được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
Mục Lục
Những nét văn hóa độc đáo của người Khmer
Phật giáo và ý nghĩa với văn hóa tín ngưỡng người Khmer
Dân tộc Khmer có nền văn hóa phát triển đa dạng. Nó gắn liền với những tín ngưỡng mang sắc thái riêng. Đặc biệt khi đã chịu ảnh hưởng đậm nét văn hóa Ấn Độ và Phật giáo. Phật giáo đóng vai trò quan trọng và có vị trí cao nhất trong mọi lĩnh vực của đời sống người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đa số, họ là Phật tử của Phật giáo Nam tông. Họ vừa là thành viên của phum sóc (Kon sóc) vừa là “con Phật” ngay từ lúc mới ra đời.

Chùa Khmer là một tổng thể kiến trúc đặc trưng của văn hóa tín ngưỡng người Khmer. Với mái cao thẳng đứng, hoa văn họa tiết sơn vàng,.. Có hệ thống tượng tượng Phật, thần Kabil Maha Prum, nữ thần đất, hung thần Reahu. Ngoài ra còn có các tiên nữ, vũ nữ Apsara, chằm, người chim, vua khỉ Hanuaman, rồng, rắn, linh thú… Chùa là nơi tụng kinh, thực hiện nghi lễ của Phật giáo. Họ cũng dạy chữ Khmer, lễ hội, truyền bá kinh nghiệm sản xuất. Đặc biệt là nơi gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo.
Nét đẹp văn hóa tín ngưỡng dân gian
Hình thức tín ngưỡng dân gian của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long phát triển rất phong phú. Các hình thức tín ngưỡng dân gian tường được sự ngưỡng mộ của nhân dân. Vậy nên trong những ngày lễ ngườ Khmer tham gia rất đông với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí như ca, múa…. Hình thức nghi lễ cũng khác nhau, tùy thuộc vào tính chất và nội dung của từng buổi lễ cụ thể.
Các hình thức tín ngưỡng đều mang nặng dấu ấn tôn giáo. Nó thể hiện qua sự hiện diện của các nhà sư trong các nghi lễ. Hay tên gọi của các thần bảo hộ Neakta, Arak. Một điểm dễ thấy là người Khmer vùng ĐBSCL sớm lựa chọn các động vật bò sát như cá sấu, rắn nước làm tô tem chủ yếu của mình. Tín ngưỡng vật tổ này vẫn để lại dấu tích trong một số truyện kể, lễ nghi. Chúng ta cũng có thể thấy ở các mô típ trang trí trong ngôi chùa. Hay hình ảnh ở các công cụ lao động của đồng bào.

Văn hóa tín ngưỡng của người Khmer có những giá trị rất đặc biệt, mang bản sắc rất riêng thông qua các nghi lễ vòng đời. Nó là một chuỗi những nghi lễ khá cầu kỳ được lưu giữ qua một số hình thức lễ hội. Ví dụ như Tết Chôl Thnăm Thmây, ngày Choôl Sâng-Kran Thmây, ngày Vônabat, Lễ cúng trăng (Ooc Om Bok),… Và còn có đến gần 30 ngày lễ khác nhau bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và Phật giáo…
Cách ăn mặc và một số phong tục tập quán
Cách ăn mặc của người Khmer đặc trưng là chiếc váy “xàm pốt” cho nữ và “xà rông” cho nam. Trong âm nhạc, người Khmer có dàn nhạc ngũ âm. Ngoài ra còn có các nhạc cụ khác: Đôi “chập ngã”; dàn nhạc dây “Plêing Khssè”; sáo trúc (Khloy); sân khấu Rôbăm, Yukê, múa Ram Vong, Lâm Leev, Saravan; Aday, Chhay Yam, hát ru con; sân khấu Rô Băm và Dù Kê…
Trong dòng chảy hội nhập, những di sản văn hóa của đồng bào Khmer ngày càng có sự giao thoa. Những yếu tố văn hóa ngoại lai đang xâm nhập, tác động rất lớn đến nền văn hóa cổ truyền. Vì vậy, trừ các dịp lễ, Tết truyền thống, phần lớn đồng bào Khmer sử dụng ngôn ngữ, trang phục, ẩm thực… như người Kinh. Có một bộ phận đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ rất ít khi sử dụng trang phục truyền thống, ngôn ngữ của dân tộc mình.
Nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ, bảo tồn

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer. Phía các cấp, các ngành cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Bởi, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer sẽ làm phong phú thêm nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Và là vũ khí sắc bén đánh tan âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Người có uy tín trong cộng đồng, bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ công tác truyền dạy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống dân tộc đến cộng đồng. Đồng thời xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao… Để từ đó nâng cao ý thức nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống.
Chú trọng cho việc bảo tồn và nâng cao đời sống văn hóa cho đồng bào Khmer. Đầu tư kinh phí để sưu tầm những giá trị văn hóa có nguy cơ mai một. Hay hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân mở lớp truyền dạy cho lớp trẻ về nghệ thuật. Đưa các chương trình dạy song ngữ (tiếng Việt – tiếng Khmer) để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
Cảm ơn bạn đã cùng chúng tôi theo dõi bài viết tìm hiểu về nét đẹp tín ngưỡng người Khmer hôm nay!