Không giống như các món tráng miệng phương Tây sử dụng nhiều bột mì và bơ để làm bánh ngọt và bánh quy. Người Việt Nam, đặc biệt là người miền Tây chọn gạo nếp và bột gạo. Để thỏa mãn niềm đam mê đồ ngọt này, người dân miền Tây sử dụng dừa, trái cây, đậu và các loại hạt – những nguyên liệu sẵn trong tự nhiên. Có rất nhiều loại bánh truyền thống của miền Tây mà bạn không nên bỏ qua khi đến thăm nơi này. Nhưng nếu bạn chưa biết những loại bánh đó, bài viết này của chúng tôi là dành cho bạn.
Mục Lục
Bánh tằm khoai mì ở khắp các tỉnh miền Tây

Món ăn này có ở hầu khắp các tỉnh miền Tây. Đặc biệt là trong các khu chợ truyền thống hay những gánh hàng rong. Đây là món ăn vặt cực kỳ quen thuộc của người miền Tây với vị dai dai, beo béo và bùi bùi.
Nguyên liệu để làm bánh là khoai mì, bột năng, đường, nước cốt dừa và dừa nạo. Hiện nay người ta đã cho thêm cả lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc hoặc củ dền. Để tạo màu sắc hấp dẫn cho món bánh dân dã này.
Có dịp về miền Tây, du khách khách nếm thử món bánh tằm bì nổi tiếng. Để tận hưởng vị ngon gây nghiện của món ăn nhé, giá món bánh này tại các khu chợ chỉ từ 5.000đ đến 10.000đ.
Bánh lá mít rau mơ hay bánh lá mít, bánh nắn lá
Bánh lá mít rau mơ còn có các tên gọi khác là bánh lá mơ, bánh lá mít hay bánh nắn lá. Khác biệt với khuôn của những loại bánh thông thường. Người miền Tây sử dụng khuôn bánh chính là những chiếc lá mít còn nguyên cuống. Sau đó trét một lớp bột mỏng trên những chiếc lá rồi đem hấp chín.
Bánh lá mít rau mơ thường được ăn với nước cốt dừa béo, kèm thêm ít đậu phộng hoặc mè rang. Đây là món bánh mà bất cứ người con miền Tây xa xứ nào cũng nhớ cồn cào khi nghĩ về quê hương. Bánh lá mít rau mơ có bán ở nhiều khu chợ tại miền Tây. Với giá từ 10.000đ đến 15.000đ mỗi dĩa.
Bánh bầu độc đáo từ quả bầu

Đây là món bánh ăn vặt được làm từ bầu, bột gạo, nước cốt dừa, nước mắm, tôm, hành lá. Điều đặc biệt của món bánh này là nguyên liệu có cả trái bầu. Một nguyên liệu xưa này tưởng chừng như chỉ dùng cho việc nấu canh, xào, luộc.
Chính biến tấu hấp dẫn từ trái bầu, đã khiến món bánh này trở nên nổi tiếng và được nhiều người yêu thích. Khi đến miền Tây, du khách có thể thưởng thức cả hai loại bánh bầu ngọt và mặn. Tại các hàng quán vỉa hè với giá chỉ từ vài ngàn đồng.
Bánh đúc gân màu xanh đặc trưng
Nhắc đến các món bánh ăn vặt của miền Tây. Mà không có món bánh đúc gân thì sẽ là một sự thiếu sót rất lớn. Món bánh đúc gân được làm từ nguyên liệu chính. Là bột gạo, bột năng, nước cốt dừa, đường thốt nốt, lá dứa và mè rang. Màu xanh đặc trưng và vị thơm của lá dứa chính là linh hồn của món bánh này. Bột sau khi được pha chế sẽ mang đi khuấy, bánh ngon hay không quyết định ở công đoạn này.
Người khuấy bánh phải canh chừng rất kỹ và có kỹ thuật khuấy bột. Thì mới cho ra những mẻ bánh đẹp và ngon đúng chuẩn. Vì rất được yêu thích, nên món bánh đúc gân có nhiều ở cả các nhà hàng lẫn khu chợ của miền Tây. Món bánh dân dã này có giá cũng rất rẻ từ 10.000đ đến 15.000đ tùy khẩu phần.
Bánh lá dừa thơm lừng, ngọt dịu
Món bánh này được gọi tên theo chính nguyên liệu tạo nên món ăn. Thành phần chính của bánh là bột gạo nếp, đậu đen, chuối, đậu xanh và nước cốt dừa. Gạo, đậu được ngâm nở rồi gói cùng với chuối vào trong lá dừa thành hình trụ ngắn. Sau đó mang đi luộc chín, khi ăn thì dùng chung với nước cốt dừa. Bánh lá dừa là món ăn không thể thiếu của người miền Tây trong các dịp lễ, tết hay đám giỗ chạp.
Du lịch miền Tây, nếu muốn ăn loại bánh này thực khách có thể mua tại các khu chợ hay những khu du lịch. Bởi hiện tại người ta đã làm bánh thường xuyên hơn để phục vụ nhu cầu của du khách. Giá bán món ăn này cũng chỉ từ khoảng 10.000đ đến 20.000đ mỗi cặp.
Bánh da lợn

Sở dĩ món bánh này có tên là bánh da lợn vì nó dai, mịn màng, bóng mỡ và béo ngậy như da lợn. Thành phần chính của bánh là bột năng, nước cốt dừa và lá dứa hoặc lá cẩm. Bánh cho ra màu xanh nếu dùng lá dứa và màu tím nếu dùng lá cẩm. Đổ thành nhiều lớp màu xen kẽ nhau trông vừa đẹp lại vừa ngon.
Bánh bò
Bánh bò là một loại bánh khá phổ biến trong thế giới bánh truyền thống. Nhìn đơn giản vậy thôi chứ để có được một chiếc bánh bò lại rất công phu. Bột phải được ủ rất khéo léo và kỳ công. Bánh ngon là khi ăn đủ xốp, dai, nhưng không bị khô, ngọt vừa phải và thanh thuần một vị đặc trưng rất “miền Tây”.
Bánh gan
Món này được gọi là bánh gan vì nhìn khá giống với miếng gan heo và nó cũng được mệnh danh là “pudding Việt Nam” với thành phần chính là đường, trứng, cốt dừa và hồi. Bánh gan cho vị thanh thanh ngọt dịu và thơm béo với điểm nhấn là hồi và đường thẻ đặc trưng.
Những món bánh ăn vặt miền Tây rất dân dã, nhưng hương vị thì vô cùng hấp dẫn. Nếu có dịp đến với miền Tây, du khách đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử những món bánh hấp dẫn này.