• Kinh nghiệm du lịch
  • Kinh nghiệm du lịch
  • Điểm đến du lịch
  • Ẩm thực 3 miền
  • Ẩm thực đường phố
Travel News 24h
Advertisement
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống
No Result
View All Result
Ẩm Thực
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu nét đẹp trong trang phục của người Chăm

Trần Ngọc Lân by Trần Ngọc Lân
04/12/2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu nét đẹp trong trang phục của người Chăm
Trang phục của người Chăm và những nét đẹp văn hóa

Trang phục của người Chăm và những nét đẹp văn hóa

Hiện nay có hơn 100.000 người dân tộc Chăm ở nước ta đang sinh sống nhiều ở các khu vực tỉnh An Giang, Bình Thuận và Ninh Thuận. Họ ngoài ra cũng sống rải rác ở một số vùng khác ở khu vực Nam Trung Bộ, miền Tây Nam Bộ ở nước ta. Nhắc đến văn hóa Chăm thì người ta sẽ không ngần ngại mà kể ngay đến những công trình kiến trúc là các ngôi tháp bằng đất hay những điệu múa Chăm, các đồ vật bằng vải thêu dệt hay là đồ gốm mà do người Chăm tạo nên. Tuy nhiên có bao giờ bạn để ý đến trang phục của người Chăm cũng sở hữu những nét đẹp rất riêng biệt và độc đáo hay chưa.

Nó không chỉ với trang phục truyền thống của những chị em phụ nữ người Chăm mà còn cả trang phục truyền thống của nam giới cũng hết sức ấn tượng. Vậy cụ thể nét độc đáo này ra sao thì hãy theo chân betylee.com tìm hiểu trong bài viết thuộc chuyên mục văn hóa Việt Nam xem nhé!

Mục Lục

  • Giới thiệu về trang phục của người Chăm
  • Trang phục truyền thống của người Chăm gồm những gì?
    • Trang phục nam giới
    • Trang phục của phụ nữ người Chăm
  • Các điểm đặc biệt của từng nhóm dân tộc Chăm
  • Những nét đẹp văn hóa tạo tính đặc sắc cho trang phục của người Chăm

Giới thiệu về trang phục của người Chăm

Người Chăm hay còn gọi là người Chàm có nền văn hóa phát triển. Họ được biết đến là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam họ có mối quan hệ gần gũi với các dân tộc như Ê Đê, Ra Glai, Churu… Người Chăm có rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa. Trang phục của họ cũng có rất nhiều điểm thú vị để chúng ta cùng tìm hiểu. Trang phục của người Chăm có rất nhiều nét độc đáo. Từ tạo hình và trang trí riêng, khó lẫn lộn với trang phục của các dân tộc khác.

Trang phục truyền thống của người Chăm gồm những gì?

Trang phục nam giới

Trang phục nam giới
Hình ảnh nam giới người Chăm trong trang phục truyền thống

Đàn ông lớn tuổi thường để tóc dài, quấn khăn. Đó là loại khăn màu trắng có dệt thêu hoa văn màu vàng nhạt hoặc màu bạc. Ở hai đầu khăn có các tua vải. Trên đầu họ thường đội khăn và được đội theo lối chữ nhân. Đặc biệt đối với những người là chức sắc trong tôn giáo thì hai đầu khăn của họ có hoa văn màu vàng, tua vải màu đỏ. Chúng được quấn thả ra hai mang tai. Nam mặc áo có cánh xếp chéo và cài dây phía bên hông (thắt lưng). Thường là áo màu trắng, trong là quần sọc, ngoài quấn váy.

Nhóm Chăm Hroi sẽ đội khăn trắng quấn gọn trên đầu. Nam mặc áo cánh xẻ ngực màu sáng hoặc tối. Đó là loại áo cổ tròn cài cúc. Có người mặc áo ngắn, xẻ ngực, cộc tay. Các đường viền ở cổ sườn, hai thân trước và gấu được trang trí và đính các miếng kim loại hình tròn. Có nhóm mặc lễ phục là loại áo dài xẻ nách trắng hoặc đỏ. Trang phục cổ truyền là chiếc váy và quần.

Mặt khác có thể thấy ở đây duy nhất là tộc còn thấy nam giới mặc váy ở nước ta. Điều này thể hiện lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ rất riêng

Trang phục của phụ nữ người Chăm

Người dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ. Vậy nên trang phục của người phụ nữ chăm cũng rất được họ chú trọng. Về cơ bản, trang phục của dân tộc Chăm cho người phụ nữ đầu thường đội khăn. Cách hoặc là phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Hoặc cũng có thể quấn theo lối chữ nhân, hoặc với loại khăn to quấn lên đầu. Khăn đội đầu chủ yếu là màu trắng, có loại được trang trí hoa văn theo lối viền các mép khăn (khăn to). Nhóm Chăm Hroi thì thông thường sẽ đội khăn màu chàm.

Trang phục của phụ nữ người Chăm
Phụ nữ người Chăm mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội

Vào những ngày lễ hội thì họ có lễ phục riêng, thường có chiếc khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng. Đó là chiếc khăn dài tới 23 m vắt qua vai chéo xuống hông. Nó được dệt thêu hoa văn cẩn thận với các màu đỏ, trắng, vàng của các mô tip trong bố cục của dải băng. Khi làm lễ, phụ nữ Chăm mặc áo cổ tròn cài nút phía trước ngực xuống đến bụng. Họ quấn váy xếp, đầu quấn khăn không ràng buộc về màu sắc.

Đồ trang sức phổ biến sẽ là bằng bạc như vòng cổ, khuyên tai. Người Chăm Thuận Hải thường đeo 1 loại nhẫn bạc có khảm mặt đá đen được gọi là nhẫn mắt. Trang sức còn bằng cái thắt lưng, là dây vải hẹp có nhiều trang trí hoa văn. Chúng có màu sắc rực rỡ, có tua chỉ màu ở 2 đầu mép vải.

Các điểm đặc biệt của từng nhóm dân tộc Chăm

Tuy có nhiều nhóm dân tộc Chăm khác nhau trên khắp cả nước nên họ cũng có nét đặc sắc riêng về trang phục dân tộc Chăm Việt Nam của từng nhóm dân tộc chăm của mình.

Người Chăm ở Khánh Hòa và một số nơi khác thì phụ nữ thường mặc quần bên trong áo dài của mình. Người Chăm Hroi thì mặc váy quấn hở, có thêm miếng đáp ở phía sau. Người Chăm ở Quảng Ngãi thì cổ đeo chuỗi hạt cườm hoặc vòng ,mặc áo cánh xẻ ngực.

Những nét đẹp văn hóa tạo tính đặc sắc cho trang phục của người Chăm

Những nét đẹp văn hóa tạo tính đặc sắc cho trang phục của người Chăm
Trang phục người Chăm mang những nét văn hóa truyền thống độc đáo

Vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo là lối áo khoét cổ, can thân và nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài.

Và chính nhờ sự độc đáo trong trang phục mà người Chăm đã tạo thêm sự đa dang, đặc sắc riêng cho truyền thông và văn hóa của mình. Điều này giúp thu hút thêm những vị khách du lịch tìm đến để khám phá và tìm hiểu về văn hóa của họ.

Trên đây là những thông tin về trang phục người Chăm để bạn tham khảo. Cũng giống như các dân tộc khác, người Chăm tại Việt Nam ngoài văn hóa về tín ngưỡng, đời sống thì về trang phục cũng có nét độc đáo riêng. Để từ đó hòa chung vào văn hóa Việt Nam tạo thành một khối văn hóa ngàn năm. Khiến các anh em bạn bè quốc tế luôn ngưỡng mộ. Và muốn tìm hiểu để biết được lịch sử và những nét đẹp, nét đặc trưng về trang phục của người Chăm.

Tags: dân tộc Chămtrang phục của người Chămtrang phục truyền thốngVăn hóa Việt Nam
Previous Post

Một số tục lệ thờ cúng trong văn hóa tín ngưỡng của người Thái

Next Post

Ý nghĩa nhân văn trong tục ở rể của người Dao ngày nay

Trần Ngọc Lân

Trần Ngọc Lân

Next Post
Ý nghĩa nhân văn trong tục ở rể của người Dao ngày nay

Ý nghĩa nhân văn trong tục ở rể của người Dao ngày nay

Please login to join discussion

Thông Tin Nổi Bật

  • Rau muống xào tỏi

    Các món nhậu bình dân hợp khẩu vị cho sinh viên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Áo dài Việt Nam – trang phục biểu tượng cho văn hóa truyền thống nước ta

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • “Học lỏm” 2 cách cắt tỉa quả dâu tây đẹp ngộ nghĩnh

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Văn hóa Việt Nam: Tìm hiểu nét đẹp trong trang phục của người Chăm

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Điểm danh 7 món bánh truyền thống người Hoa tại Sài Gòn không thể bỏ qua

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khám phá các món nhậu từ cá khắp mọi miền tổ quốc

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bật mí 2 cách tỉa hoa đơn giản nhưng “đẹp mê ly” với củ cà rốt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Những món ngon làm nên văn hóa nhậu vỉa hè ở Sài Gòn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Một số tục lệ thờ cúng trong văn hóa tín ngưỡng của người Thái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Phố nhậu Nguyễn Trung Trực – nơi hội tụ văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by betylee.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa Việt Nam
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Văn hóa đồ uống

© Copyright by betylee.com