Thịt lợn là nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng quen thuộc trong mâm cơm người Việt và nhiều quốc gia trên thế giới. Thịt lợn cung cấp cho cơ thể con người nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng. Bởi được chăn nuôi công nghiệp, nên giá thành loại thịt này cũng không quá cao. Qua đó các bà nội trợ cũng dễ dàng mua và chế biến trong ngày chứ không phải tốn công bảo quản. Tuy nhiên, vào một số thời điểm lễ tết hoặc dịch bệnh, mọi người cũng cần mua thịt số lượng lớn, tích trữ ăn dần. Nhưng nếu không nắm được phương pháp bảo quản, thịt rất dễ hư, gây tác hại đến cơ thể và lãng phí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết bảo quản thịt thông qua bài viết sau đây nhé!
Mục Lục
Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn
Thịt lợn cung cấp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, cung cấp chất đạm; chất béo, các vitamin và muối khoáng cho cơ thể. Trong 100 gam thịt lợn chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

- Thịt lợn nửa nạc – nửa mỡ chứa: 16.5g protein, 21.5g mỡ, 9mg canxi; 178mg phosphor, 1.5mg sắt, 1.91mg kẽm, 285mg kali, 55mg natri, 10μg vitamin A.
- Thịt lợn nạc chứa: 19g protein, 7g mỡ, 7mg canxi; 190mg phosphor, 1.5mg sắt, 2.5mg kẽm; 341mg kali, 76mg natri, 2μg vitamin A.
- Thịt lợn mỡ chứa: 14.5g protein, 37.3g mỡ, 8mg canxi; 156mg phosphor, 0.4mg sắt, 1.59mg kẽm; 318 mg kali, 42 mg natri, 2μg vitamin A.
Lưu ý khi lựa chọn thịt tươi
- Màng ngoài thịt khô, không bị ướt
- Có mùi thơm của thịt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu, mùi thuốc kháng sinh
- Màu sắc bình thường, thịt màu hồng tươi
- Khối thịt săn chắc, có độ dính, mềm và đàn hồi cao. Ngón tay ấn vào thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại dấu vết khi nhấc ngón tay ra.
- Cắt thịt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô
- Mỡ lợn màu trắng, dày bị không có những chấm xuất huyết màu đỏ tím. Không bị những mảng bầm tím, tụ máu.
- Tủy xương có màu trong, bám chặt vào thành ống xương, đàn hồi và không có mùi ôi.
- Kiểm tra phần thịt nạc và lưỡi không được có ấu trùng sán màu trắng nhỏ bằng hạt gạo.
Phương pháp bảo quản thịt lợn
- Bước 1: Thịt lợn sau khi mua về chia nhỏ thành từng phần đủ với lượng ăn của gia đình trong 1 bữa.
- Bước 2: Rửa sạch thịt lợn để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt thịt. Cách rửa đúng nhất là bỏ thịt vào thau nước sạch, thêm một chút giấm trắng, 1 thìa bột mì, ½ thìa muối khuấy đều lên cho tan hết và ngâm trong 20 phút.
- Bước 3: Lấy thịt ra, rửa lại với nước sạch thêm 2 – 3 lần nữa.

- Bước 4: Chị em dùng giấy ăn để thấm bớt nước trên bề mặt thịt. Tránh để hơi ẩm đọng lại trên bề mặt thịt khi bảo quản tủ lạnh, làm ảnh hưởng đến mùi vị, phá hủy cấu trúc của bề mặt thịt.
- Bước 5: Lấy cọ phết 1 lớp dầu ăn lên bề mặt thịt. Dầu ăn có tác dụng tạo thành lớp màng bảo vệ, giúp khóa ẩm. Chất dinh dưỡng trong thịt cũng không bị mất đi. Ngăn cách thịt với không khí, thịt giữ được hương vị thơm ngon như vừa mới mua.
- Bước 6: Dùng màng bọc thực phẩm để bọc miếng thịt lại. Trong quá trình bọc phải xả hết không khí, nếu không thì sau khi bỏ tủ đá trên mặt miếng thịt sẽ xuất hiện 1 lớp sương, thịt bị khô.
- Bước 7: Cuối cùng, bỏ thịt lợn cần bảo quản vào ngăn đá. Khi ăn thì ăn bao nhiêu lấy ra bấy nhiêu. Như thế thịt sẽ luôn tươi, mềm, không bị khô.