Nguồn dinh dưỡng có trong những củ khoai tây là rất đa dạng và đặc biệt có lợi cho sức khỏe con người. Trong đó có thể kể đến những thành phần quan trọng như vitamin C, chất xơ, kali, chất chống oxy hóa…Khoai tây đã du nhập vào nước ta từ rất lâu, và thường xuyên được sử dụng vào thực đơn hàng ngày. Dinh dưỡng như vậy, tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, sử dụng phải khoai tây đã mọc mầm thì nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí ngộ độc là rất cao. Nếu bạn đang tìm hiểu chủ đề này, hãy cùng chúng tôi đến với bài viết về phương pháp bảo quản khoai tây nhé!
Mục Lục
Dinh dưỡng từ khoai tây
- Kali: Khoai tây với lớp vỏ còn nguyên là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, rất tốt cho tim mạch. Một củ k hoai có thể cung cấp khoảng 18% lượng kali mỗi ngày.
- Vitamin C: Vitamin này trong khoai tây cực kỳ cao, nó là chất chống oxy hóa hiệu nghiệm. Giúp ổn định các phân tử tự do, có thể giảm sự tổn thương của tế bào. Vitamin C sản xuất collagen giúp kết nối các mô xương với nhau.

- Chất xơ: Một củ khoai tây trung bình (148g) nguyên vỏ. Có chứa 2g chất xơ hoặc 8% nhu cầu được khuyến nghị hàng ngày. Chất xơ còn giúp làm tăng cảm giác no giữa các bữa ăn. Vì vậy, bạn không lo tăng cân khi ăn khoai tây đâu nhé!
- Chất chống ô xy hóa: Khoai tây chứa glutathione nhiều nhất. So với các loại rau củ khác – là chất chống oxy hóa có thể giúp chống lại một vài bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu so sánh tổng quát tác động chống oxy hóa của khoai tây; ớt chuông, cà rốt, hành tây và bông cải xanh. khoai tây chỉ đúng thứ hai sau bông cải xanh.
Bảo quản khoai tây, không mọc mầm, thối hỏng
Bảo quản khoai tây ở nơi thoáng mát
Nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản khoai là 6-10 độ C. Nếu được bảo quản trong nhiệt độ này khoai có thể để được tới vài tháng mà không bị hỏng. Bên cạnh đó, điều kiện không khí thoáng mát cũng giúp trì hoãn khoai tây nảy mầm.
Theo nghiên cứu, cách bảo quản ở nhiệt độ mát. Sẽ làm tăng thời hạn sử dụng của chúng lên gấp 4 lần. So với bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hơn nữa, Để khoai tây ở nhiệt độ thấp cũng giúp lưu giữ hàm lượng vitamin C được lâu hơn (4 tháng). Khoai tây nếu để ở nhiệt độ phòng ấm sẽ mất gần 20% lượng vitamin C sau 1 tháng.
Không để khoai tây tại mới có ánh sáng mạnh
Ánh sáng mặt trời và ánh sáng đèn huỳnh quang. Có thể làm cho vỏ khoai tây hình thành chất diệp lục và chuyển sang màu xanh. Mặc dù chất diệp lục này vô hại nhưng khoai tây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Sẽ tạo ra một hàm lượng lớn hóa chất độc hại solanine.
Người nhạy cảm với solanine khi ăn phải sẽ có cảm giác nóng trong miệng hoặc cổ họng. Không chỉ thế, solanine còn có khả năng gây độc. Đối với con người nếu tiêu thụ với hàm lượng cao. Cách đơn giản nhất là bạn hãy cho khoai tây vào trong một chiếc túi bóng đen; thùng gỗ hoặc hộp carton. Sau đó bỏ chúng vào nơi tối và râm mát là có thể để dành được cả nửa năm.
Bảo quản khoai tây trong túi giấy hoặc bát

Để đảm bảo khoai tây được đối lưu không khí, ngăn chặn sự tích tụ hơi ẩm bạn có thể dùng các loại dụng cụ chứa đựng hở trong quá trình bao gói. Không dùng hộp kín không có hệ lưu thông gió. Bọc khoai tây quá kín thì hơi ẩm thoát ra từ khoai tây sẽ tích tụ bên trong hộp đựng và tạo điều kiện tốt thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn gây hư hỏng hoặc khiến khoai tây mọc mầm.
Không rửa trước khi bảo quản khoai tây
Việc rửa sạch vỏ khoai tây sẽ tạo độ ẩm cho khoai, khiến khoai tây nảy mầm hoặc thúc đẩy sự phát triển của nấm, vi khuẩn trong quá trình bảo quản. Vì vậy bạn không nên rửa khoai tây trước khi lưu trữ.
Loại bỏ ẩm mốc bằng baking soda
Bạn có thể dùng kèm cách này với cách bảo quản trong hộp, túi đen,… Cách đơn giản là bạn cho 1 thìa baking soda vào hộp carton hoặc túi đen rồi sau đó mới cho khoai tây vào. Baking soda sẽ hút ẩm trong không khí giúp khoai tây được bảo quản lâu hơn.