Thưởng thức và nhâm nhi trà là thói quen mỗi ngày của người dân Nhật Bản. Nét văn hóa này vốn được xem là nét đẹp phổ biến và điển hình trong nền văn hóa ẩm thực của Nhật Bản từ xưa đến nay. Vậy bạn có biết ở Nhật Bản có bao nhiêu loại trà không? Cũng giống như ở Việt Nam, xứ sở hoa anh đào sở hữu rất nhiều loại trà ngon nổi tiếng thế giới. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những loại trà Nhật Bản gây thương nhớ cho những người yêu trà nhé.
Mục Lục
Trà Nhật Bản là nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng
Trà là loại thức uống phổ biến nhất ở Nhật Bản, và là một phần quan trọng góp phần làm nên nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng của đất nước này. Khi du lịch đến Nhật bạn có thể thấy rất nhiều loại trà được phục vụ tại khắp mọi nơi và có thể được dùng vào mọi thời điểm trong ngày.
Trà xanh là loại phổ biến nhất trong số đó, và khi nói đến “trà” (お茶, ocha) mà không đề cập gì thêm thì ai cũng ngầm hiểu đó là trà xanh. Đó cũng là loại trà giữ vị trí trung tâm trong các nghi thức trà đạo của người Nhật.
Trà xanh Nhật Bản – Sencha
Sencha là trà xanh Nhật Bản được hấp ngay sau khi hái (trong trạng thái lá trà vẫn còn tươi) để ngăn chặn quá trình lên men vốn diễn tiến ngay sau khi hái trà xuống. Bằng cách làm như vậy trà xanh sẽ giữ được lâu. Tùy thời gian hấp mà độ tươi của trà thay đổi, thời gian hấp càng lâu thì độ tươi càng giảm và kèm theo đó là màu trà càng chuyển sang màu xanh lục.

Các cấp độ hấp trà (theo thứ tự thời gian từ ít đến nhiều) của sencha:
Asa-mushi (hấp sơ) – Chu-mushi (hấp vừa) – Fuka-mushi (hấp sâu) – Toku-mushi (hấp lâu) – Goku-mushi (hấp 2 lần)
Trà gạo rang Nhật Bản – Genmai-cha
Genmai-cha là sencha trộn thêm gạo rang (là gạo chưa bóc vỏ lụa, tức là “genmai”). Đặc điểm của genmai-cha là do thành phần gạo rang lớn (thường khoảng một nửa) nên nhạt và ít caffein hơn sencha, dễ uống đối với người già và trẻ em. Ngoài ra, gạo rang đem lại hương thơm đặc trưng cho genmai-cha.
Genmai trong tiếng Nhật có nghĩa là “gạo lứt”; tức là hạt gạo chỉ xát vỏ trấu mà chưa xát vỏ cám.
Trà sao Nhật Bản – Hoji-cha
Hoji-cha là trà (như sencha, bancha, kukicha) được sao ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) cho đến khi có màu nâu và hương thơm ngào ngạt. Trà được đưa vào ở máy sao với nhiệt độ trên 200 độ C; cho đến khi có hương thơm và sau đó được làm lạnh ngay.

Chất caffein trong trà sẽ bị bốc hơi ở nhiệt độ cao nên cũng giống như genmai-cha; hoji-cha là trà nhạt; dễ uống và ngoài ra còn có hương thơm đặc trưng.
Trà cành – Kuki-cha
Trà cành là trà được làm từ cành của các chồi non. Đặc điểm của kuki-cha là có mùi hương nhẹ đặc biệt và vị ngọt. “Kuki” trong tiếng Nhật nghĩa là “thân” hay “cành”.
Trà búp – Mecha
Mecha là trà búp non chọn trong quá trình chế biến các loại trà cao cấp nên có vị ngọt và vị đậm.
Trà cuốn Nhật Bản – Tama-ryokucha
Là loại trà mà không có công đoạn chuốt thẳng; mà chỉ cho vào lò sấy quay và sấy khô bằng gió nhiệt nên không thẳng mà cuốn tròn.