Hầu hết các lễ hội đặc sắc ở miền Bắc thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới, đặc biệt là vào tháng Giêng. Mỗi lễ hội đều mang bản sắc và nét đẹp truyền thống riêng, mang biểu tượng của từng vùng miền. Lễ hội dân gian đã trở thành một loại hình nét đẹp trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt Nam từ xa xưa. Để hiểu thêm về nét văn hóa đặc sắc này, hãy cùng với chúng tôi betylee.com khám phá những lễ hội độc đáo nhất miền bắc ở ngay dưới bài viết này nhé .
Mục Lục
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm. Để tưởng nhớ công lao dựng nước to lớn của các vua Hùng. Đây cũng là lễ hội đặc sắc nhất và lớn nhất của Việt Nam.

Đến với lễ hội, bạn sẽ được chiêm ngưỡng các nghi thức truyền thống đậm đà; bản sắc Việt. Đặc biệt phải kể đến các nghi thức: rước bánh chưng – bánh giầy; rước kiệu, dâng hương lên đền Thượng, …
Lễ hội chùa Keo
Như cái tên của nó, lễ hội được tổ chức tại chùa Keo thuộc xã Duy Nhất, tỉnh Thái Bình. Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 4 tháng Giêng Âm Lịch hàng năm; nhằm ghi nhớ công ơn thiền sư Không Lộ – người có công cứu chữa cho vua Lý Thánh Tông, sau được truy phong danh hiệu Quốc sư.
Mỗi khi đến ngày hội, nhân dân trong vùng và khách thập phương lại nườm nượp kéo về du xuân,;dự lễ cầu may. Bên cạnh đó, những người đi hội còn tham gia những trò chơi dân gian. Gắn liền với nếp sống sinh hoạt của cư dân rất sôi động và náo nhiệt.
Lễ hội chùa Hương
Hàng năm, vào dịp đầu xuân, hàng ngàn phật tử và du khách lại đổ về chùa Hương. Nằm ở khu thắng cảnh Hương Sơn trẩy hội. Lễ hội được diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Đến với chùa Hương, bạn sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng náo nhiệt. Của một trong những lễ hội đặc sắc nhất miền Bắc. Ngoài các hoạt động dâng hương, cầu bình an. Bạn còn có thể du ngoạn, chiêm ngưỡng phong cảnh tuyệt đẹp bằng thuyền.
Lễ hội Đền Gióng

Lễ hội Đền Gióng được diễn ra vào ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng hàng năm, để tưởng nhớ và ca ngợi chiến công của người anh hùng Thánh Gióng trong truyền thuyết. Đến với lễ hội, du khách sẽ được tham gia nhiều nghi lễ truyền thống, thêm hiểu về văn hóa tín ngưỡng của người Việt.
Hội gò Đống Đa
Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 5 tết Nguyên Đán hàng năm tại gò Đống Đa, Hà Nội, nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải – Nguyễn Huệ (Vua Quang Trung) và chiến thắng lẫy lừng của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Lễ hội đã thu hút rất nhiều sự tham gia của du khách tứ phương.
Vào ngày hội có rất nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó, rước Rồng lửa Thăng Long là tiết mục độc đáo hơn cả. Người xem bị cuốn hút bởi không khí hào hùng, sục sôi khi những tốp người mặc võ phục vây quanh chú rồng được bện từ nùi rơm, giấy bồi, mo nang đánh quyền, múa côn như đang tái hiện lại bối cảnh những cuộc chiến vang danh sử vàng.
Lễ hội chùa Yên Tử
Lễ hội chùa Yên Tử là một trong những lễ hội đặc sắc nhất miền Bắc. Lễ hội được diễn ra vào ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch tại khu di tích và thắng cảnh Yên Tử.
Sau phần nghi lễ long trọng dưới chân núi, các phật tử và du khách cùng hành hương lên chùa Đồng. Thắp nén nhang ở đỉnh cao nhất của Yên Tử giữa phong cảnh trời đất hùng vĩ, bạn sẽ thấy tâm hồn mình thư thái, mọi phiền muộn trong cuộc sống trần tục đều tan biến
Hội Lim – Bắc Ninh
Hội Lim là một nét văn hóa nghệ thuật nổi bật của vùng đất Kinh Bắc. Chính hội được tổ chức vào 13 tháng Giêng, những hoạt động lễ và hội phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh.
Điểm đặc biệt, đó là du khách sẽ được chìm đắm trong những làn điệu quan họ. Các làn điệu nổi tiếng có thể kể đến như: hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng, … Đây cũng là điều khiến hội Lim trở thành một trong những lễ hội đặc sắc nhất của miền Bắc.