Lạng Sơn là vùng đất biên giới xa xôi phía bắc của Tổ quốc. Nơi đây có nhiệt độ quanh năm khá thấp, với rất đông đồng bào dân tộc anh em sinh sống, trong đó có thể kể đến người Dao, Sán Chay, H’Mông… Nơi đây là chứng kiến biết bao cuộc chiến ác liệt bảo vệ đất nước. Nhiều anh hùng đã mãi nằm xuống, để lại máu xương nơi đây để đất nước có được bình yên như hôm nay. Vùng núi phía Bắc này cũng có sự phong phú trong phong tục tập quán, ẩm thực. Mỗi năm, lượng khách du lịch về Lạng Sơn tham quan vô cùng lớn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết ‘Kinh nghiệm du lịch Lạng Sơn cho bạn trẻ mê khám phá’.
Mục Lục
Phương tiện đi lại khi du lịch Lạng Sơn
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước. Xứ Lạng không chỉ được biết đến là miền biên giới xa xôi của Tổ quốc. Nơi chứng kiến bao chiến công hiển hách của dân tộc. Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Mà còn nổi tiếng là một vùng sơn thủy hữu tình. Một miền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Lạng Sơn có 7 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó chiếm đa số là Tày, Nùng, còn lại là Kinh, Dao, Sán Chay, H’Mông…

Lạng Sơn cách Hà Nội 180km về hướng Đông Bắc và được nối với Hà Nội. Bằng con đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Để đảm bảo an toàn và sức khỏe bạn nên đi xe khách từ bến xe Mỹ Đình. Hoặc có dịch vụ xe 16 chỗ của các doanh nghiệp tư nhân có thể gọi điện và hẹn đến tận nhà. Đến đây, bạn nên sử dụng xe buýt hoặc xe ôm, taxi. Để đi đến các khu vực cần tham quan. Cũng như để đi ra các chợ vì vừa thuận tiện, giá lại rẻ. Từ TP.HCM, Cần Thơ hay Đà Nẵng bạn nên đi máy bay đến Hà Nội trước. Sau đó nối chuyến đi Lạng Sơn. Trong hành trình ghé tham quan Lạng Sơn. Bạn có thể kết hợp nối tuyến tham quan Cao Bằng, Bắc Kạn.
Nên du lịch Lạng Sơn mùa nào?
Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 – 22 độ C, có tháng lạnh nhất có thể giảm xuống 50 độ C, có lúc 0 độ C hoặc dưới 0 độ C. Nằm ở phần cực bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21,19 và 22,27 vĩ bắc, và giữa 106,06 và 107,21 độ kinh đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ phong phú.
Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 – 1.600 mm. Nơi duy nhất có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm khô hạn của miền Bắc.
Nếu bạn muốn ngắm tuyết rơi thì nên đến vào mùa đông (giữa tháng 1 – tháng 2). Chinh phục và săn những bức ảnh mùa vàng ở Thung Lũng Bắc Sơn. Thì nên đến vào mùa lúa chín (tháng 8 – 9). Lưu ý hạn chế đi vào tháng 7 – 8 vì thường có mưa lớn kèm theo lũ quyét.
Những điểm nên ghé thăm khi đến Lạng Sơn

Ngay trong trung tâm thành phố Lạng Sơn bạn hãy ghé tham quan Động Tam Thanh – Chùa Tam Thanh; Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo, núi Tô Thị, Ải Chi Lăng, Đền Kỳ Cùng, Thành Nhà Mạc, chùa Tiên – Giếng Tiên. Ngoài ra, nếu còn thời gian bạn hãy ghé thăm khu du lịch Mẫu Sơn. Cách trung tâm Lạng Sơn 30km. Chinh phục đỉnh vào mùa đông bạn có thể bắt gặp tuyết rơi. Hãy đến Bắc Sơn để ngắm toàn cảnh thung lũng tuyệt đẹp. Vào mùa lúa chín và tham quan bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn.
Các lễ hội đặc sắc tại Lạng Sơn
Lạng Sơn có trên 300 lễ hội dân gian với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Trong đó có một số lễ hội tiêu biểu như Lễ hội Bủng Kham. Được tổ chức vào mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm ở thôn Nà Phái, xã Đại Đồng, huyện Tràng Định. Tương truyền, Bủng Kham là nơi vui chơi giải trí của thần tiên. Lễ hội Lồng Tồng cũng được tổ chức vào ngày 4 tháng giêng âm lịch hàng năm. Một trong những lễ hội lớn nhất vùng với nghi lễ tín ngưỡng cầu thành hoàng và thần nông.
Lễ hội Pác Mòng: được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm. Với quy mô lớn ở thành phố Lạng Sơn. Đình Pác Mòng thờ vua Đinh Tiên Hoàng và các tướng lĩnh nhà Đinh. Đã từng lên đánh giặc phương Bắc và dẹp loạn biên giới thời xưa. Hay Lễ hội Nàng Hai: được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 âm lịch hàng năm ở bản Nà Cạo, xã Chí Minh. Để cầu khấn các nàng tiên phù hộ cho một năm mưa thuận gió hòa. Cầu cho mùa màng tươi tốt bội thu, cuộc sống yên vui.
Địa điểm lưu trú và ẩm thực
Lạng Sơn tuy không nhiều khách sạn nhưng cũng có các khách sạn hợp túi tiền để bạn lựa chọn như Nhà khách Đoàn KT – QP 338, Kim Sơn và Hoa Biển 2 sao, hay các khách sạn Vis Boutique và Tân Thanh 3 sao cũng được đánh giá rất tốt. Lưu ý nếu đi vào mùa đông để ngắm tuyết rơi thì bạn nên đặt phòng sớm.
Những món ăn đặc sản của Lạng Sơn bạn không nên bỏ qua khi ghé thăm như bánh áp chao (cuối năm vào tháng 11 – đến tháng 2 được xem là mùa của bánh áp chao), phở chua (vì có tính hàn nên được ưu chuộng vào mùa thu và hè), bánh cuốn trứng, bánh cao sằng, phở vịt quay, nem nướng Hữu Lũng.
Du lịch Lạng Sơn mua gì về làm quà?

Đến thăm Lạng Sơn, ngoài việc được ngắm cảnh đẹp. Thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương. Bạn còn có thể mang những món ngon xứ Lạng về làm quà như na Chi Lăng (cuối thang 1 – đầu tháng 8 âm lịch). Nem nướng Hữu Lũng, hồng Bảo Lân, quýt Bắc Sơn, rượu, đào Mẫu Sơn (mùa hè). Ngoài ra, nếu bạn muốn mua các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc thì có thể ghé chợ Đông Kinh hay chợ đêm Kỳ Lừa ngay trung tâm thành phố.
Những điều du khách cần lưu ý
Đến Lạng Sơn bạn nên chọn các khách sạn ngay trung tâm thành phố, trách chọn khách sạng gần biên giới vừa ít tiện nghi lại không an toàn. Khi mua sắm tại các chợ ở Lạng Sơn bạn nên mặc cả mạnh miệng từ 50 – 70% nếu không sẽ bị hớ rất nhiều.